Có nên đánh thuế Tiêu thụ đặc biệt nước ngọt có ga

2025-01-17 20:41:48
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (TTĐB) vừa bổ sung một phương án mới: không áp thuế TTĐB đối với sản phẩm nước ngọt có ga không cồn.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (TTĐB) vừa bổ sung một phương án mới: không áp thuế TTĐB đối với sản phẩm nước ngọt có ga không cồn.

Đề xuất này được Ban soạn thảo dự luật đưa ra trong khuôn khổ Hội thảo góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt diễn ra ở Quảng Ninh vào đầu tháng 7/2014.

Trong số 16 mặt hàng được dự thảo lần này điều chỉnh, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nhóm sản phẩm nước ngọt có ga không cồn tiếp tục là nội dung “nóng” thu hút được nhiều ý kiến tranh luận của các đại biểu.

Ông Phạm Đình Thi, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính - đại diện ban soạn thảo dự luật cũng cho biết tính đến nay đã có hơn 100 bài viết trên các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh, phân tích liệu có nên áp thuế TTĐB đối với sản phẩm nước ngọt có ga không cồn”. Điều này cho thấy đây là một nội dung quan trọng của dự thảo.


{keywords}

Còn thiếu bằng chứng khoa học

Từ tháng 2/2014 Bộ Tài chính đã đưa ra lý do cho việc đề xuất áp thuế TTĐB cho nước ngọt có ga chính là có một số nghiên cứu cảnh báo nước ngọt có tác hại lớn đến sức khỏe người dùng và nên bị hạn chế tiêu dùng, như bia, rượu, thuốc lá.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định, các phụ gia thực phẩm mà Ủy ban Codex cho phép sử dụng (bao gồm chất bảo quản, chất ngọt tổng hợp, phẩm màu...) trong nước ngọt có ga đã được tiến hành phân tích nguy cơ bởi Ủy ban chuyên gia hỗn hợp FAO/WHO về phụ gia thực phẩm (JECFA). Kết quả cho thấy, việc sử dụng phụ gia đúng đối tượng và liều lượng theo tiêu chuẩn của Ủy ban Codex đảm bảo an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Đồng thời, hiện nay vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học cụ thể kết luận về tác hại của nước ngọt có ga cũng như chưa có công trình so sánh giữa tác hại của sử dụng nước ngọt và nước ngọt có ga, liều lượng tiêu thụ bao nhiêu sẽ gây hại cho sức khỏe người dùng.

LS. Vũ Xuân Tiền, Ủy viên BCH Hội luật gia Hà Nội cũng cho rằng, việc áp thuế nước ngọt có ga không cồn cần phải chứng minh được rằng sử dụng ở mức bình thường cũng có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, không xét đến việc sử dụng quá mức.

Phải nói thêm mức tiêu thụ nước ngọt có ga ở Việt Nam năm 2013 là hơn 900 triệu lít, tương đương 10 lít/người/ năm. Sức tiêu thụ này có độ chênh lớn nếu so sánh với mức tiêu thụ ở Anh là 103 lít/ người/năm (năm 2013) hay Mỹ là 216 lít/ người/năm (năm 2002).

Vì vậy, các đại biểu đề nghị ban soạn thảo cần đưa ra số liệu khảo sát chi tiết hơn như số bệnh nhân do tiêu thụ nước ngọt có ga trên tổng số bệnh nhân mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, ung thư để chứng minh thuyết phục và khoa học về lý do áp thuế.

TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam nhận xét, ban soạn thảo cần có bản trình bày thuyết phục và những lập luận tốt hơn khi đưa ra dự thảo thuế TTĐB. Nếu lo lắng đến sức khỏe người dân thì cần phải dùng các biện pháp khác như tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức chứ không chỉ trông đợi vào tăng thuế. .

Muốn hút đầu tư, thận trọng áp thuế

Cũng theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan, nước ngọt có ga không cồn là một trong những mặt hàng tiêu thụ tốt tại các siêu thị. Trong khi đó dự thảo lại chưa đề cập đủ về ảnh hưởng của việc áp thuế lên sản xuất của doanh nghiệp, những tác động liên quan đến thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp khi sản xuất hay dây chuyền phân phối biến động.

GS. TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cũng lo ngại trong điều kiện Việt Nam đang tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì việc đưa nước ngọt có ga là mặt hàng đánh thuế TTĐB cần được cân nhắc thận trọng.

Mặt khác, thị trường Việt hiện có 90% doanh nghiệp sản xuất mặt hàng nước ngọt có ga là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi nước ngọt không ga là thị trường của các doanh nghiệp trong nước.

Vì vậy, việc áp thuế lên nước ngọt có ga có thể mang tính phân biệt đối xử, vi phạm các hiệp định thương mại quốc tế, thậm chí pháp lệnh của chính nước Việt Nam trong đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư. Đây cũng chính là chia sẻ của đại diện Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Trước đóng góp tích cực của đại biểu tham gia hội thảo, ông Đinh Trịnh Hải, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho biết cơ quan thẩm tra sẽ tiếp tục trao đổi, lấy ý kiến thông qua các cuộc hội thảo với sự tham gia rộng rãi của đại diện tất cả các bên, để có cái nhìn đa chiều và xác thực nhất cho lần sửa đổi này.

D. An

Nguồn bài viết : Video thể thao

Top